Navigation Bar là gì? Navigation bar hay còn được biết đến là thanh điều hướng thứ mà một website không thể nào thiếu. Vậy Navigation Bar là gì? Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Mục lục
Navigation Bar là gì?

Web Navigation (điều hướng trang web) là quá trình điều hướng trang, được ứng dụng vào hầu hết các website trên internet. Nói đơn giản, nó là quá trình liên kết các trang nội bộ lại với nhau.
Web Navigation sử dụng menu chứa các internal link của website nhằm giúp khách dễ dàng tìm thấy trang họ cần. Chuyển hướng tốt sẽ ảnh hướng đến độ thân thiện của trang web đối với người dùng.
Menu Navigation (menu điều hướng) là một tập hợp các liên kết được tổ chức thành một menu. Thông thường, menu sẽ được đặt ở đầu trang.
Xem thêm Phân khúc thị trường là gì? Các cách phân khúc thị trường phổ biến
Menu Navigation là gì?
Một số trang phổ biến trong menu navigation web thường là:
- Giới thiệu
- Liên hệ
- Blog
- Báo giá / dịch vụ
- Tài liệu
Bạn sẽ có nhiều liên kết trang khác tùy thuộc vào mục đích và loại hình website của mình.
Tại sao Navigation quan trọng đối với website?
Như đã đề cập trong phần giới thiệu, rất khó để khách truy cập tìm thấy trang web họ cần trong menu điều hướng web.
Xây dựng menu một cách dễ hiểu và có tổ chức sẽ giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Từ đó, thời gian họ dành cho website sẽ nhiều hơn và tỷ lệ chuyển đổi cũng cao hơn.
Phân loại các Web Navigation

Web Navigation là gì, có bao nhiêu loại? Nó có 3 loại chính đó là:
- Global Navigation – Điều hướng toàn cục
- Hierarchical Navigation – Điều hướng phân cấp
- Local Navigation – Điều hướng cục bộ
Khi kết hợp đúng cách, những loại Web Navigation này sẽ giúp khách hàng đến được Website họ cần dễ dàng hơn.
Global Navigation – Điều hướng toàn cục
Đối với loại Web Navigation toàn cục. Thanh menu và các kết nối được thiết kế giống hệt nhau trên tất cả các trang.
Hầu hết các website hiện nay đều phát triển theo hướng này. Dù cho khách có click đến trang con nào của Website thì thanh Menu này đều đi theo. Khi người dùng cuộn trang thì thanh menu này vẫn được hiển thị.
Trong ảnh chụp màn hình trên đây, sẽ thấy thanh menu của GTV SEO rất đơn giản và dễ hiểu. Thanh Menu này hoạt động trong hầu hết các trang, chúng bao gồm những phần quan trọng nhất. Từ đó người dùng sẽ tìm thấy và chuyển hướng bất cứ khi nào họ muốn.
Tương tự như thanh menu đầu trang, cuối trang cũng được thiết lập theo loại web Navigation toàn cục. Bạn sẽ tìm thấy các thông tin quan trọng ở đây.
Global Menu là loại tiêu chuẩn nhất. WordPress cũng cung cấp các Theme cho phép bạn tạo dựng Navigation Web theo nhu cầu. Bạn cũng có thể thêm Plugin để có thêm nhiều tùy chọn hơn.
Hierarchical Navigation – Điều hướng phân cấp
Nếu Menu được thiết kế theo dạng chuyển hướng toàn cục, nó sẽ giữ nguyên sau khi bạn nhấn vào danh mục. Ví dụ như mục Thế Giới của Kênh14. Sau khi vào mục thế giới, thanh menu vẫn không hề thay đổi.
Tuy nhiên, nếu bạn nhấn vào mục Video. Menu đầu trang này sẽ biến mất thay vào đó là menu nhỏ hơn với các mục như Video news, Xem mua luôn, Thư giãn, Đời sống xã hội… Và phần mở rộng đến các mục khác mà bạn có lẻ sẽ quan tâm.
Local Navigation – Điều hướng cục bộ
Trái ngược với chuyển hướng phân cấp và chuyển hướng toàn cục. Local Navigation Web là các Link nội bộ (Internal Link) được gài khéo léo vào bài viết.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp loại Web Navigation này trên các trang tạp chí, Blog chuyên về nội dung số (GTV SEO là một ví dụ điển hình). Nó giúp người đọc dễ dàng tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề mà họ đang thực sự quan tâm.
Các Web Navigation là gì này tùy chỉnh màu sắc, kiểu chữ tùy theo người thiết lập. Trong trường hợp này nó được tô màu xanh da trời để phân biệt với các chủ đề thông thường khác.
Lưu ý: Global Navigation là một khía cạnh quan trọng của SEO nói chung và SEO WordPress nói riêng. Nó hiện đang là phương pháp tiêu chuẩn mà bất kỳ người quản lý website nào cũng cần.
Mẹo thực hiện Web Navigation cho người mới bắt đầu.
Dù bạn có là một người hoàn toàn không biết Web Navigation là gì thì: Sau khi tìm hiểu 8 mẹo được giới thiệu dưới đây, bạn cũng sẽ học được phương pháp ứng chúng đúng cách cho website của mình.
Lập kế hoạch cho Page Structure và Navigation
Trước khi bạn viết content cho website của mình. Hãy lên kế hoạch cho Page Structure (cấu trúc trang) và web Navigation là gì trước.
Đây là một bước quan trọng, nó ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách vào website sau này.
Để tạo cấu trúc trang và Navigation web. Bạn có thể dùng cách thủ công hoặc dùng trình tạo sơ đồ trang web để tạo mô hình một cách nhanh chóng hơn.
Có nhiều chương trình tạo mà bạn có thể chọn lựa, ví dụ như GlooMaps, Octopus, VisualSitemaps, Creately
Tuân theo các tiêu chuẩn
Đừng cố gắng tạo ra điều gì quá khác biệt. Phải biết Web Navigation là gì và chú trọng khả năng sử dụng chứ không phải là tính sáng tạo.
Navigation Bar là gì? Các tiêu chuẩn thông thường như vị trí đặt menu, dấu hiệu mở rộng menu nên được tuân theo.
Ví dụ: Ba sọc ngang ☰ (hoặc ba chấm, chữ V) là tiêu chuẩn xác định một menu mở rộng. Nếu bạn áp dụng cho website của mình thì nên giữ chúng như cũ để khách dễ dàng nhận biết.
Sử dụng từ ngữ dễ hiểu với khách truy cập
Thay vì dùng những từ ngữ quá chuyên ngành, tối nghĩa. Hãy đặt mình vào vị trí là người lần đầu tiên vào website để tìm ra cách dùng từ ngữ thích hợp.
Mẹo này không những giữ khách lại lâu hơn mà nó còn giúp ích cho quá trình SEO của bạn. Hãy đảm bảo rằng trang của bạn thể hiện được kết quả cho những câu hỏi. Cũng như từ ngữ mà khách hàng thường tìm kiếm online.
Sử dụng Responsive Menu
Hiện nay lượng người sử dụng mobile để tìm kiếm trên Google ngày càng lớn (hơn 50% online). Vì thế, việc dùng responsive menu là điều cần thiết.
Responsive menu có khả năng thay đổi tùy thuộc vào kích cỡ màn hình của thiết bị. Các font chữ sẽ không bị nhảy lung tung hoặc menu bị sắp xếp lộn xộn chèn ép trong khung hình. Sự thay đổi nhanh của Responsive menu sẽ đem lại trải nghiệm tốt và mượt mà hơn cho khách hàng.
Tận dụng Footer Menu

Navigation Bar là gì? Khách truy nhập đọc và cuộn đến cuối trang web là những người có dấu hiệu muốn tương tác nhiều hơn với website của bạn. Hãy tận dụng không gian trống cuối mỗi trang để đặt những nội dung có giá trị.
Vì vị trí Footer Menu không chiếm không gian của bài viết mà ở một khu vực riêng biệt. Bạn sẽ dễ dàng thêm vào nhiều mục, đề tài hot của trang mà không sợ tạo cảm giác lộn xộn.
Qua bài viết trên của Kienthucseo.vn đã cung cấp các thông tin về Navigation Bar là gì? Tại sao Navigation lại quan trọng?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành nhiều thời gian để xem qua bài viết nhé.
Mỹ Phượng – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( tuhocmarketingonline.info, hoc11.vn, … )
Discussion about this post