Xẹp đĩa đệm không chỉ tạo ra các cơn đau nhức khó chịu mà còn làm cản trở sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt, nếu không được nhận biệt và trị liệu kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Vậy tình trạng xẹp đĩa đệm là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị xẹp đĩa đệm như thế nào?
Trong nội dung dưới đây Ghế massage Okasa sẽ chia sẻ với các bạn những điều cần biết về căn bệnh này cũng như, cách massage giảm đau cho người bệnh xẹp đĩa đệm nhé.
Xẹp đĩa đệm là gì?
Xẹp đĩa đệm là tình trạng mất nước ở các đĩa đệm khiến chúng trở nên mỏng hơn và không còn giữ được khả năng đàn hồi vốn có. Tình trạng này còn có tên gọi khác là thoái hóa mất nước đĩa đệm.

3 giai đoạn tiến triển của xẹp đĩa đệm:
-
Giai đoạn đầu: Đĩa đệm thoát nước nhẹ khiến khả năng đàn hồi suy giảm. Dù vậy, ở giai đoạn này các đốt xương cột sống chưa chịu ảnh hưởng quá nhiều.
-
Giai đoạn hai: Đĩa đệm xẹp đi và trở nên mỏng hơn rõ ràng, khiến cấu trúc cột sống bị thay đổi, khoảng cách các đốt xương dần thu hẹp và khởi nguồn của rất nhiều bệnh lý liên quan đến cột sống.
-
Giai đoạn cuối: Các đốt xương bị dính liền với nhau, tạo ra các cơn đau nhức dữ dội. Ở giai đoạn này, tình trạng thoái hóa mất nước đĩa đệm rất khó để có thể chữa dứt điểm.
Dấu hiệu nhận biết xẹp đĩa đệm
Tùy vào từng giai đoạn mà dấu hiệu nhận biết xẹp đĩa đệm sẽ khác nhau. Tại thời điểm mới bắt đầu, bạn có thể gặp phải một vài cơn đau nhẹ âm ỉ thay vì đau nhói nên rất dễ có tâm lỹ chủ quan xem nhẹ bệnh.

Đến giai đoạn 2, khi đĩa đệm dần mỏng đi, người bệnh sẽ có cảm giác lưng bị cứng khiến việc vận động bịảnh hưởng. Khi đĩa đệm trở nên quá mỏng, các dây thần kinh sẽ bị xương chèn ép khiến bạn bị đau lưng và cổ, có thể lan đến tay và chân.
Nhìn chung, các dấu hiệu nhận biết xẹp đĩa đệm thường gồm: Vùng cột sống cổ hoặc cột sống lưng bị đau âm ỉ hoặc dữ dội; Khi đứng lên ngồi xuống hay cúi người cơn đau sẽ tăng mạnh hơn, khi hoạt động mạnh sẽ lan sang các khu vực khác như vai, hông hay đùi; Cơ nhức mỏi, luôn thấy ngứa râm ran hay tê mỏi tứ chi.
Cách massage trị bệnh xẹp đĩa đệm
Các bài tập vật lý trị liệu, massage, laser… có thể đẩy lui cơn đau hiệu quả, đồng thời nâng cao sức mạnh của các cơ nằm gần cột sống. Từ đó, khả năng vận động của người bệnh sẽ được phục hồi nhanh chóng.

Liệu trình massage sẽ được điều chỉnh tùy vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Vì vậy, để đẩy nhanh quá trình phục hồi chức năng và hạn chế các tổn thương khác cho hệ xương khớp, bệnh nhân nên thực hiện theo đúng liệu trình vật lý trị liệu được bác sĩ chỉ định.
Cụ thể, các bạn có thể thực hiện một số động tác massage để giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh xẹp đĩa đệm như sau:
-
Để người bệnh vào tư thế nằm sấp, thả lỏng hoàn toàn cơ thể. Dùng hài bàn tay xoa bóp vào phần mô, cơ bắp dọc hai bên sống lưng một cách nhẹ nhàng để làm mềm cơ và xoa dịu dây thần kinh.
-
Dùng hai bàn tay để ở vị trí hông eo và vừa vuốt vừa đẩy ngược cơ lên phía trên đến tận bả vai.
-
Xoa theo hình tròn, vừa xoa vừa di chuyển dọc hai bên cột sống.
Lưu ý, các bạn nên sử dụng một loại tinh dầu massage để thuận lợi hơn khi thực hiện các động tác, bởi tinh dầu giúp da trơn và mềm mại hơn.
Hiện nay trên các ghế massage hiện đại được trang bị chế độ không trọng lực giúp thư giãn cơ thể, bài massage kiểu Thái giúp làm giãn cột sống, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoát vị cột sống hiệu quả. Viể sử dụng ghế massage toàn thân rất cơ lợi cho người sử dụng !
Discussion about this post