Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung vào việc thiết kế và sản xuất các sản phẩm và dịch vụ của họ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, nếu những sản phẩm đó không tới được tay người tiêu dùng, thì doanh nghiệp sẽ sớm thất bại. Cùng tìm hiểu về Logistics trong kinh doanh qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Định nghĩa Logistics trong kinh doanh là gì ?

Giống như thuật ngữ marketing, thuật ngữ logistics không có khái niệm tương đồng trong tiếng Việt. Vì vậy, chúng ta chấp nhận từ logistics như là một từ Việt hóa.
Phân biệt Marketing Logistics và quản trị chuỗi cung ứng
Các công đoạn trong Marketing Logistics
Logistics trong kinh doanh được chia thành 3 công đoạn chính:
- Inbound logistics: Lên kế hoạch, thực hiện, kiểm soát luồn dịch chuyển của nguyên liệu đầu cùng các thông tin liên quan vào từ nhà cung cấp đến nhà máy sản xuất.
- Outbound logistics: Lên kế hoạch, thực hiện, kiểm soát luồn dịch chuyển của sản phẩm đầu ra cùng các thông tin liên quan vào từ nhà máy sản xuất điểm tiêu thụ (trung gian phân phối hoặc khách hàng mục tiêu).
- Reverse logistics: Lên kế hoạch, thực hiện, kiểm soát luồn dịch chuyển của các nguyên liệu và sản phẩm bị lỗi, sai mặt hàng, hư hỏng trong quá trình dịch truyển về nhà cung cấp (đối với nguyên liệu) hoặc doanh nghiệp (đối với sản phẩm)
>>>Xem thêm: Các dịch vụ phổ biến khi chạy quảng cáo trên Facebook 2020 là gì?
Mục tiêu của logistics
Chức năng của logistics
Kho bãi:
Quản lý hàng tồn kho:
Công việc quản lý hàng tồn kho cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Doanh nghiệp cần phải tính toán sao cho lượng hàng tồn kho luôn ở mức tối ưu (vừa đủ để cung cấp ra thị trường trong một khoản thời gian nhất định). Bởi nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều, chi phí kho bãi sẽ tăng và kéo theo những rủi ro như hư hỏng, cháy nỗ; ngược lại, nếu hàng tồn kho quá ít, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường hay chất lượng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp sẽ giảm xuống.
Vận tải
Việc lựa chọn hình thức vận tải sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giao hàng, tình trạng hàng hóa sau khi giao hàng, chi phí doanh nghiệp và kéo sự ảnh hưởng về giá sản phẩm. Do đó, bắt buộc doanh nghiệp phải lựa chọn hình thức vận tải phù hợp.
Có 5 hình thức vận tải phổ biến:
* Xe tải: thích hợp với cự ly giao hàng gần
* Xe lửa: thích hợp với cự ly giao hàng xa trong phạm vi nội địa
* Tàu: Thích hợp cho việc giao hàng xuất nhập khẩu, chi phí thấp, khoảng thời gian giao hàng dài.
* Máy bay: Thích hợp cho việc giao hàng xuất nhập khẩu, chi phí cao, khoảng thời gian giao hàng ngắn.
Trên thực tế, để tối ưu hóa chất lượng giao hàng và chi phí, doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều hình thức vận tải.
Discussion about this post