Kỹ năng viết là một kỹ năng vô cùng quan trọng, khi bạn biết viết, bạn mới biết cách thể hiện ý kiến của mình.
Dù bạn viết blog, một câu chuyện ngắn hay một bài quảng cáo bán hàng thì bạn đều muốn mình viết tốt nhất có thể. Bất kể khả năng viết của bạn thế nào thì dưới đây là những phương pháp đơn giản giúp bạn nâng cao kỹ năng viết của mình.
Mục lục
1. Đọc nhiều.
Khi đọc, những văn phong đó sẽ lướt qua trí nhớ của chúng ta. Những cụm từ, những từ ngữ bạn sử dụng sẽ ngày càng phong phú. Những cuốn sách tưởng chừng như vô vị và thiếu ý nghĩa lại gây cảm hứng sáng tạo cho các tác phẩm mới của bạn. Điều đó sẽ không được tính là đạo văn nếu bạn sử dụng ngôn từ có phong cách cá nhân của bản thân. Đọc nhiều thì bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin, thậm chí có thể tìm được sở thích cá nhân sau này.

2. Để người khác đọc và nhận xét bài viết của bạn.
Đôi khi biết rằng những tác phẩm của mình có người khác đánh giá là việc nặng nề nhất nhưng điều đó lại rất cần thiết! Khi người khác đọc bài viết của bạn, họ sẽ có cái nhìn khách quan. Bạn chăm chút bài viết hàng tiếng thậm chí vài ngày. Bạn biết từng dấu chấm phẩy nhưng có thể bạn vẫn bỏ lỡ lỗi nào đó mà không phát hiện ra! Có được nhận xét từ người khác cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ hoàn thiện bài viết của mình hơn.
Nếu có những lời góp ý không chân thành từ một người cụ thể, ví dụ việc không thể thảo luận để thay đổi cách viết, nội dung hoặc bố cục, thì bạn nên nhận lời khuyên từ những người khác. Nhận được nhiều lời nhận xét của nhiều người, bài viết của bạn sẽ hoàn thiện hơn.
3. Thử sức với những thể loại, phong cách viết khác nhau.
Đừng giới hạn bản thân với chỉ một thể loại. Bạn có thể thử viết về thể loại viễn tưởng và hiện thực. Hay viết một câu chuyện như là bạn đang viết nhật ký, hay thử viết theo phong cách ly kì hồi hộp với mỗi chương có kết thúc mở. Bạn có thể viết một bài luận pha chút hài hước. Hoặc thử viết những câu dài với vài câu ngắn chen ngang. Thậm chí nếu bản viết cuối của bạn phải theo kết cấu chặt chẽ thì bạn có thể phá cách khi viết nháp bài viết của mình. Bạn có thể tìm được hướng mới để thử sức và nếu không thì ít nhất thì bạn có cơ hội hưởng thụ quá trình thực hiện sản phẩm của mình.
4. Luyện viết liên tục và ít để ý về lý thuyết.
Viết, viết và tập viết thật nhiều! Có bao nhiêu người bạn từng gặp nói rằng họ muốn viết một cuốn tiểu thuyết? Và có bao nhiêu người thực sự viết được một cuốn? Ai cũng nói được nhưng bạn cần phải là người làm được! Ngồi xuống và viết bất cứ khi nào có thể. Đừng lo lắng về ngữ pháp, dấu câu và cấu trúc câu. Đừng đếm từng câu trong đoạn văn hay lo lắng về câu luận đề. Bắt đầu viết và đừng dừng lại cho đến khi bạn viết xong.
Sau khi viết, bạn có thể tham khảo tài liệu để so sánh, tự phê bình, rút kinh nghiệm. Như thế sẽ hiệu quả hơn, từ ngữ cũng phong phú hơn. Ngạn ngữ Anh từng nói nên suy nghĩ trước khi tra tài liệu, việc đó sẽ khiến cho bạn nhớ lâu hơn. Đồng nghĩa với việc đó, những từ ngữ, cách dùng từ, cách sắp xếp và bố cục đó sẽ khiến bạn nhớ lâu hơn.
Đôi khi trong cuộc sống sẽ xảy ra những điều không muốn, ngoài khả năng tiếp nhận của bạn. Hãy viết ra giấy những điều đó, đừng xé đi mà xếp thật ngay ngắn đặt vào một bao thư hoặc một chiếc hộp được giấu kỹ trong tủ. Khi bạn vơi bớt cảm xúc, lấy những bức thư đó ra. Có người từng nói rằng “Khi giận dữ, mọi thứ vô lý đều trở nên có lý. Những điều bình thường không thể đều trở nên có khả năng.” Vì thế những bức thư, những mảnh giấy nhỏ ấy thậm chí có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật không ngờ từ bạn.
5. Trải nghiệm nhiều nhất có thể.
Bạn có thể viết về cái gì nếu như bạn chỉ sống trong thế giới riêng suốt được? Hãy đi ra ngoài và khám phá thế giới. Đi du lịch và đồng ý khi phản ứng đầu tiên của bạn thực ra là muốn nói không! Trải nghiệm mọi thứ bạn có thể bởi vì những thứ đó có thể biến thành một câu chuyện! Thậm chí một trải nghiệm lạ lùng có thể biến thành một truyện ngắn hài hước hay một bài blog hay ho. Hãy cởi mở với mọi thứ và xem khả năng viết của bạn thay đổi đến đâu.
6. Chú ý đến thế giới xung quanh.
Trong khi bạn ra ngoài và trải nghiệm cuộc sống, hãy để ý đến những gì xảy ra xung quanh. Nhìn ngắm cảnh vật, quan sát người qua lại. Bạn sẽ thấy dễ dàng khi tạo ra những câu chuyện về con người và việc mà họ đang làm. Để ý đến những chi tiết bởi vì chúng rất quan trọng khi viết – chúng sẽ khiến câu chuyện của bạn sống động và thu hút người đọc.
7. Tìm không gian viết phù hợp.
Sẽ thật khó có thể viết được nếu bạn không thể tập trung. Hãy tìm một chỗ để viết và biến nó thành không gian dành riêng cho việc viết lách. Bất cứ khi nào bạn đến chỗ đó, bạn biết rằng giờ là lúc để viết. Đừng làm việc khác khi bạn ở đó; đừng đọc tạp chí hay tán gẫu. Mặc định chỗ đó chỉ dành cho việc viết lách. Hãy tìm không gian tốt nhất để thuận tiện cho bạn. Bạn có cần yên tĩnh không? Đóng cửa văn phòng lại hoặc đặt một chỗ trong phòng học tại thư viện. Hay bạn cần có những người nhộn nhịp và náo nhiệt xung quanh? Bạn có thể tìm một góc trong quán cà phê hoặc nhà hàng. Kiếm một chỗ dành cho bạn và để thế giới diễn ra theo cách nó muốn!
Discussion about this post