Để đứng vững trong môi trường kinh doanh khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp luôn nỗ lực cập nhật những xu hướng mới nhất nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho mình. Và một chiến lược marketing hoàn hảo là công cụ quan trọng giúp bạn thực hiện điều này cũng như là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường. Cùng tìm hiểu về chiến lược tiếp thị qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Chiến lược tiếp thị là gì?
Chiến lược tiếp thị theo Philip Kotler – “cha đẻ” của marketing hiện đại định nghĩa: “Marketing là quá trình tạo dựng giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng, nhằm mục đích đem lại lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp từ những giá trị đã được tạo ra”.

Đây là hoạt động không thể thiếu trong kinh doanh, hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Trở thành cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp với khách hàng luôn là mục tiêu hàng đầu của Marketing.
>>>Xem thêm: Facebook Custom Audience là gì ?Hướng dẫn sử dụng và cách phát triển từ A-Z
Chiến lược tiếp thị marketting
Những mong muốn thỏa mãn khách hàng, chiến thắng trong cạnh tranh và thu về lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp được gọi là mục tiêu Marketing. Thế thì, chiến lược marketing là cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu marketing.
Tại sao phải xây dựng chiến lược tiếp thị
Chiến lược tiếp thị không có gì để bàn cãi về tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing trong kinh doanh. Bởi nhờ nó, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều người dùng hơn và chuyển đổi họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.
Không chỉ vậy, việc thiết lập một chiến lược marketing hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với những thay đổi bên trong lẫn bên ngoài sau các cơn chấn động thị trường trong nước và quốc tế, hoạt động và phát triển đúng hướng, nâng cao vị thế trên thị trường.
Các bước xây dựng chiến lược

Xác định mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp.
Mục tiêu
Các chuyên gia marketing hàng đầu Việt Nam cho rằng, mỗi doanh nghiệp đều cần xác định mục tiêu kinh doanh bởi đó sẽ là kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, tập trung mọi nỗ lực để đạt được mục tiêu, tạo ra sự nhất quán và thống nhất cao.
Chiến lược tiếp thị mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái mong muốn trong khoảng thời gian nhất định. Có thể chia thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Mục tiêu của các doanh nghiệp thường là mức lợi nhuận, tăng trưởng hoặc vị thế trên thị trường.
Những mục tiêu này ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến quyết định lựa chọn chiến lược phù hợp. Vì thế, mục tiêu có vai trò quan trọng với chiến lược, nó gắn liền và là căn cứ để đánh giá, chi phối mọi hoạt động trong quản lý doanh nghiệp.
Nguồn lực
Theo nghĩa rộng, nguồn lực bao gồm một loạt các yếu tố tài chính, nhân sự, năng lực quản lý,….của doanh nghiệp. Nó có thể được chia thành hai loại: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình.
Các doanh nghiệp nỗ lực hoàn thiện công tác phân tích và quản lý nguồn lực để sử dụng hiệu quả nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh:
+ Nguồn lực tài chính: là yếu tố phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp qua số vốn doanh nghiệp huy động được.
+ Nguồn lực con người: ở bất kỳ tổ chức và doanh nghiệp nào, con người luôn là yếu tố hàng đầu quyết định thành công.
>>>Xem thêm: Size facebook cover: Tối ưu kích thước ảnh bìa cho fanpage cực hiệu quả 2020
Các công cụ tiếp thị cần phải biết

Quảng cáo
Quảng cáo liên quan đến việc quảng bá một ý tưởng hoặc sản phẩm vào thị trường bằng cách đặt quảng cáo trên phương tiện truyền thông.
Quảng cáo là cách mà bạn sẽ phải trả tiền để cho sản phẩm của mình xuất hiện trước mặt khách hàng.
Quan hệ công chúng
Một quy trình truyền thông chiến lược xây dựng mối quan hệ cùng có lợi giữa các tổ chức và công chúng của họ. Trong tiếp thị, tầm quan trọng của việc này tỷ lệ thuận với quy mô của doanh nghiệp.
Quan hệ công chúng hay PR được thực hiện qua các hình thức như: làm từ thiện, tổ chức sự kiện, tài trợ,…
Dịch vụ khách hàng
Về cơ bản, điều này liên quan đến việc cung cấp hỗ trợ và lời khuyên cho những người đã mua sản phẩm. Trong nhiều doanh nghiệp, người bán cũng cung cấp dịch vụ này cho khách hàng trước, trong và sau khi bán hàng.
Bài viết trên đã cho các bạn biết về chiến lược tiếp thị là gì. Cảm ươn các bạn đã xem qua bài viết của mình nhé.
>>Xem thêm: Các dịch vụ phổ biến khi chạy quảng cáo trên Facebook 2020 là gì?
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( business, crmviet, … )
Discussion about this post