Mục lục
SEO là gì?
SEO (Search Engine Optimization) là việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, tức là làm trang web hay các dạng nội dung số có được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm của các Search Engines như Google, Yahoo,…
SEO làm gì?
Thị trường SEO đang phát triển mạnh mẽ, càng ngày càng có nhiều bạn trẻ quan tâm SEO nghĩa là gì, nghề SEO là gì, SEO làm những công việc gì. Công việc của SEO khá nhiều, bao gồm các phương pháp tối ưu và quảng bá website như:
- Nghiên cứu từ khóa
- Tối ưu Onpage, tối ưu Onsite
- Xây dựng nội dung ( Content)
- Xây dựng backlink, SEO offpage
- Tăng tương tác xã hội
Chuẩn SEO là gì?
Chuẩn SEO được hiểu là đạt được các yếu tố tối ưu để thân thiện với bộ máy tìm kiếm. Chuẩn SEO thường bao gồm website chuẩn SEO và bài viết chuẩn SEO.
Website chuẩn SEO là gì?
Website chuẩn SEO là website đạt được các tiêu chí về SEO Onpage. Thiết kế website chuẩn SEO không chỉ cần kiến thức lập trình mà còn cần kiến thức chuyên sâu về SEO cũng như Web Usability.
Các tiêu chí của web chuẩn SEO là gì?
Dưới đây là các tiêu chí cơ bản của các website chuẩn SEO mà những người làm SEO cần biết:
- Permalink: Liên kết tĩnh
- Navigate: Điều hướng
- Sitemap: Sơ đồ website
- Thẻ Heading: Đầu mục, chủ đề
- Frame Editer: Trình soạn thảo
- Link Singer
- Layout Themes
- Analytics: để đo lường và phân tích dữ liệu truy cập website
- Social
- Ngôn ngữ
- Ecoding
- Page speed insight: Tốc độ tải trang
- Tối ưu và thân thiện Mobile
Toàn tập tối ưu website WordPress chuẩn SEO
Bây giờ bạn đã biết cách cài đặt WordPress trên shared hosting, trên cPnanel Hosting, trên VPS và trên localhost, điều thú vị giờ mới bắt đầu. Triết lý của WordPress là bạn được toàn quyền tự do tùy chỉnh website của bạn theo bất kỳ cách nào. Bất kể bạn ở phía chọn lựa plugins chất lượng hay muốn tùy chỉnh giao diện của site theo ý riêng. Với WordPress, bạn sẽ không bị thất vọng vì có rất nhiều sự lựa chọn có sẵn.
Cách cài đặt WordPress Themes
Khi mới bắt đầu, hãy chọn một theme cho WordPress. Chọn một theme phù hợp là việc rất quan trọng. Và trong khi theme mặc định của WordPress không phải là lựa chọn tồi tệ nhất, bạn nên cân nhắc sử dụng theme đúng với nội dung của site nhằm tối đa hóa khả năng tương tác với người đọc. Nó sẽ cho người đọc biết họ cần chú ý điểm nào – đây là điểm sẽ khiến site của bạn nổi bật giữa một rừng website khác.
May mắn là ưu điểm độc nhất của WordPress là có hàng ngàn theme miễn phí và trả phí để lựa chọn. Cách dễ nhất để cài theme mới là qua trang WordPress Theme Director chính thức. Tại đây bạn có thể chọn theme miễn phí, và nhanh chóng áp dụng nó vào site của bạn chỉ qua vài bước. Để làm vậy, chỉ cần đi tới giao diện quản trị của WordPress, tới mục Appearance. Bạn sẽ được đưa tới trang Themes– click vào nút Add New. Giờ chi cần tìm, tải và cài đặt WordPress theme. Để biết rõ hơn, hãy xem qua bài hướng dẫn cài đặt WordPress theme của chúng tôi.
Cách cài đặt WordPress Plugins
Để cho website có một giao diện ấn tượng, bạn có thể thêm nhiều chức năng cho nó. Vì WordPress là một hệ thống quản trị nội dung có rất nhiều tính năng khác nhau và chất lượng, bạn có thể tận dụng ưu thế này để hoàn thiện trang web của mình.
Plugins là phần mở rộng cho WordPress site của bạn, nó có thể được dùng cho nhiều mục điích. Bất kể bạn đang muốn kiểm soát nhiều hơn trong admin panel, SEO tốt hơn, thống kê hay hơn hay phân tích mạnh hơn, tặng tốc website hoặc gia tăng bảo mật, luôn có một plugin cho bạn trong WordPress Plugin Directory. Tương tự với cài đặt themes mới, cách đơn giản nhất để cài là qua admin panel. Trong dashboard, chọn Plugins, nhấn Add New.
Thiết lập Google Analytics và Google Search Console
Google Analytics là một công cụ thống kê các con số tổng quan về một website và lượng truy cập của website đó. Nó cũng cho bạn thấy được một cái nhìn tổng quan và đánh giá khá chính xác về các nguồn truy cập vào web. Từ đó bạn có thể biết là nên tập trung vào yếu tố nào, tạm bỏ qua cái nào để có một kết quả SEO có lợi hơn. Mặt khác, Google Search Console lại làm việc dựa trên việc phân tích các yếu tố định tính về hiệu suất của trang web. Công cụ này có khá nhiều các tính năng để giúp bạn tìm hiểu xem website hoạt động như thế nào trên các trình duyệt web. Bạn cũng có thể lấy được các thông tin về từ khóa và các truy vấn mang lại traffic của từng trang nội dung riêng biệt để đẩy thứ hạng của từng trang đó. Các chuyên gia SEO cũng hay sử dụng công cụ này để lấy thêm thông tin và kiểm tra xem chúng có gây bất kỳ tác động tiêu cực nào lên thứ hạng của website hay không. Quá trình để thiết lập Google Analytics và Google Search Console như ở dưới đây:
Cách thiết lập Google Analytics?
Trước hết, bạn cần phải đăng ký Google Analytics:
- Bạn sẽ cần phải có một tài khoản Google để đăng ký Google Analytics, nếu bạn đã có thì có thể dùng tài khoản có sẵn để đăng ký.
- Khi tạo tài khoản mới trên Google Analytics, nó sẽ yêu cầu bạn nhập tên trang web hoặc tổ chức / doanh nghiệp của bạn. Bước này là bắt buộc để nhận ID theo dõi từ Google. Lưu ý ID này là duy nhất, mỗi tài khoản chỉ có 1 ID này mà thôi.
- Sau khi đăng nhập thông tin vào các trường yêu cầu, bạn sẽ được chuyển hướng đến trang thỏa thuận Điều khoản dịch vụ của Google Analytics.
- Nếu bạn đồng ý với các điều khoản đó, bạn sẽ được đưa đến 1 trang tiếp theo cung cấp cho bạn tracking ID (ID theo dõi) thông qua 1 đoạn code. Bạn hãy lưu đoạn mã này nhé. Đến đây là bạn đã đăng ký xong tài khoản rồi.

Bước tiếp theo là cài đoạn code bạn vừa nhận lên website:
- Để cài được đoạn code lên web, bạn có thể cài đặt plugin Insert Headers and Footers để giúp việc gắn code dễ dàng hơn.
- Tới Settings > Insert Headers and Footers và dán đoạn mã do Google Analytics cung cấp.
- Bạn có thể xác minh xem đoạn mã đó đã được thêm vào website hay chưa bằng bằng cách xem nguồn của trang. Trong hình dưới đây, bạn có thể thấy được một đoạn mã có chứa ID theo dõi:

Cách thiết lập Google Search Console?
Bây giờ, chúng ta cùng cài đặt Google Search Console lên website nhé. Đầu tiên, bạn cần phải tạo một tài khoản mới trên Google Search Console. Bạn có thể sử dụng cùng một email mà bạn vừa dùng để tạo tài khoản Google Analytics. Bước tiếp theo, bạn cần chèn URL website vào phần “Add a Property”. Lúc này, bạn cần chắc chắn rằng website của bạn đã được đăng ký Google Analytics và tracking ID đã được gắn đúng.

Bạn có thể tìm mã xác minh trang web trong Google Analytics ở phần Alternate methods.

Nếu bạn muốn đăng ký trang web với Google Analytics và Google Search Console, thì có khá nhiều cách. Nhưng những cách trên đây là dễ dàng và đơn giản nhất rồi nhé.
Chuyển hướng 301 đến các trang cũ
Việc thay đổi tên miền của website và điều chỉnh các URL lâu năm thường khá là phổ biến. Tuy nhiên, đừng để việc thay đổi đó làm ảnh hưởng đến các yếu tố xếp hạng website của bạn. Cách tốt nhất để duy trì thứ hạng cũ khi sử dụng tên miền mới đó là sử dụng việc điều hướng 301 để người dùng biết được là họ vẫn được tận hưởng các thông tin từ trang web cũ. Việc chuyển hướng 301 này sẽ đảm bảo các dữ liệu, thông tin, và các yếu tố khác được giữ nguyên vẹn kể cả khi bạn đã chỉnh sửa các URL hay tên miền. Dưới đây là một phương pháp thiết lập chuyển hướng 301 cho một trang web WordPress cụ thể. Trong WordPress, việc tích hợp chuyển hướng 301 sẽ rất dễ dàng nếu bạn sử dụng plugin. Ở đây chúng tôi dùng Simple 301 Redirects.
- Đầu tiên, cài đặt plugin Simple 301 Redirects của WordPress từ thư viện lưu trữ.
- Sau khi kích hoạt plugin, chuyển đến trang Settings > 301 Redirects.
- Tại đây, bạn sẽ thấy hai ô trống để bạn điền URL cũ vào Request box và URL mới vào Destination box.
- Nhấp vào Save Changes để lưu. Như vậy, bạn đã thêm một loại chuyển hướng 301 cho các URL mà bạn vừa khai báo.

Đặt từ khóa, tiêu đề và mô tả thích hợp
Việc tạo thẻ meta cho một trang hay website thường được xem như là một mánh trong SEO. Đây là cách tuyệt vời để công cụ quản trị web có thể cung cấp và phân loại hầu hết các thông tin của website. Đôi khi, các thẻ này còn cho thấy sự hữu ích khi nào nó có thể giúp cung cấp các thông tin đã được phân loại hoàn toàn. Các thẻ meta này là để duy trì sự ổn định ở từng trang để tất cả các công cụ tìm kiếm có thể index các website một cách chính xác. Việc tạo và chạy các thẻ meta cho một website rất đơn giản. Bạn có thể tạo thủ công, hoặc là sử dụng plugin Slim SEO. Tham khảo cách tạo thẻ meta description thủ công.

Dưới đây là cách mà thẻ meta hiển thị trong mã nguồn của trang:

Kết cấu các URL một cách thống nhất
Có thể coi các URL như là các liên kết cố định (permalink). Đây là các liên kết cụ thể mà người dùng nhập vào để thực hiện tìm kiếm nội dung. Ngay sau khi nhập URL, công cụ tìm kiếm sẽ tìm ra liên kết tốt nhất và hiển thị liên kết đó trên màn hình. Vì thế, rõ ràng là bạn càng tối ưu các URL, thì các trang của bạn càng nhanh được hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm. Giai đoạn này có thể được xử lý ngay tại thời điểm thiết lập website để tránh việc tối ưu lại các liên kết. Bạn có thể cài đặt như sau: Vào Setting > Permalink và thiết lập cấu trúc cho các permalink bằng %postname%
như sau:

Tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh thể hiện đúng chủ đích cùng với thông tin sáng tạo sẽ có khả năng xuất hiện ở những vị trí kết quả tìm kiếm hàng đầu. Bất kể ai cũng muốn đạt được điều này. Và để thực hiện điều đó, điều quan trọng là bạn phải khéo léo tối ưu tất cả hình ảnh của mình bằng cách thiết lập và liên kết các URL của các ảnh đó với nội dung. Đây là phương pháp SEO hiệu quả nhất mà được hầu hết các quản trị web áp dụng để tạo ra các chiến dịch thành công. Để áp dụng kỹ thuật này, bạn cần phải đặt ra quy ước đặt tên thống nhất cho các hình ảnh của mình. Nếu hình ảnh của bạn có liên quan đến nội dung của trang thì đó sẽ là một lợi thế. Người dùng có thể nhận được đường link dẫn đến những hình ảnh này trên trang kết quả tìm kiếm khi tìm kiếm với các từ khóa liên quan mật thiết đến một chủ đề nào đó. Nếu hình ảnh của bạn được tối ưu và xuất hiện ở top 10, bạn sẽ dễ dàng nhận được phản ứng tích cực hơn khi mời chào mua hàng. Ở đây là có bài viết hướng dẫn chi tiết về cách tối ưu hóa hình ảnh trong WordPress, hãy đọc kỹ và thực hành theo để có được kết quả tốt nhất nhé.
Kiểm tra các đường link bị hỏng
Các đường link là xương sống của một trang web, do đó cần phải được kiểm tra thường xuyên. Có nhiều công cụ online cho phép bạn tạo các liên kết chính xác và liên quan đến từng nhu cầu riêng của mỗi khách hàng. Nếu bạn sử dụng phương pháp này, bạn sẽ tạo được các URL có từ khóa liên quan đến nội dung trên các trang của bạn. Đó là một lợi thế cho SEO. Có rất nhiều loại công cụ để kiểm tra các đường link hỏng trên web. Bạn có thể bắt đầu kiểm tra các đường link chết của website với brokenlinkcheck.com hoặc là deadlinkchecker.com. Với các công cụ kiểm tra tin cậy, bạn còn có thể kiểm tra được các đường link đã chết hoặc hỏng để hạn chế lượng tuy cập đến website từ việc chuyển hướng từ các đường dẫn hỏng/chết đó. Không chỉ đơn thuần là có thể liên kết website của bạn với các hình ảnh, mà bạn còn có thể liên kết một bài viết liên quan với những hình ảnh hoặc 1 trang nào đó. Tất nhiên là bạn cũng có thể dùng các công cụ này để kiểm tra các đường link trên.

Thiết lập XML sitemap
Sơ đồ trang web XML (XML sitemap) giúp các công cụ tìm kiếm có thể hiểu về cấu trúc của website, từ kết cấu cho đến nội dung. Việc tạo sitemap giống như là bạn đang thông báo với tất cả các bộ máy tìm kiếm (bao gồm cả Google) là website của thôi đã được cập nhật. Nếu bạn dùng plugin Slim SEO thì nó đã có sẵn tính năng tạo XML sitemap rồi, và bạn không cần phải làm gì nữa.
Nguồn: Tổng hợp & edit _ Lê Trọng Đại